Hãy viết tiếp bản hùng ca của phi công Phạm Đức Trung

(chiasekienthucnet)-Sự hy sinh cao cả của phi công Phạm Đức Trung một lần nữa khẳng định giá trị trường tồn trong phẩm chất đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phẩm chất ấy luôn tỏa sáng trong mỗi quân nhân ở mọi thời đại.

>>Thanh niên làm theo lời Bác: Mỗi thanh niên bày tỏ lòng yêu nước bằng những việc làm có ích
>>
Nam diễn viên bị phạt 3 năm tù giam vì phỉ báng quân đội
>>
Ngư dân miền Trung được mời họp xin ý kiến về đền bù của Formosa
>>
Cách giúp bà con khai thác được cá sạch ở vùng biển bị nhiễm độc của formosa
>>Làm sạch biển bằng công nghệ Nhật: Đừng quá viển vông hãy để biển tự làm sạchLàm sạch biển bằng công nghệ Nhật: Đừng quá viển vông hãy để biển tự làm sạch
>>
Cá biển ở 4 tỉnh miền Trung hiện vẫn chưa ăn được
>>
Máy bay quân sự rơi ở Phú Yên, phi công tử vongMáy bay quân sự rơi ở Phú Yên, phi công tử vong
>>
Học làm theo Bác là hãy làm những việc có lợi cho dân, cho nước

‘‘Bộ đội Cụ Hồ’’ – cái tên gọi thật bình dị, gần gũi mà cao quý. Danh hiệu đó, phẩm chất đặc biệt đó được xây đắp nên trước hết từ tinh thần chiến đấu dũng cảm, không quản hy sinh gian khổ của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ và sự giáo dục, rèn luyện của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng sự thương yêu, đùm bọc của nhân dân. Đồng thời, được lưu giữ kế thừa, không ngừng phát triển qua nhiều thế hệ, qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

Hiện trường vụ rơi máy bay L39

Như chúng ta đã biết, sáng ngày 26/8, ít phút sau khi cất cánh máy bay L39 số hiệu 8705 của Trung đoàn Không quân 910 thuộc Trường Sĩ quan Không quân bị rơi xuống cánh đồng  thuộc xã Hòa Thành, Đông Hòa, Phú Yên. Người điều khiển chiếc máy bay huấn luyện L39 số hiệu 8705 là Thượng sĩ Phạm Đức Trung (22 tuổi, quê Ninh Bình) – học viên lớp đào tạo phi công quân sự – điều khiển máy bay L39. Theo chương trình học, anh Trung sẽ thực hành bay đơn – khoa mục không kích. Thầy giáo bay trước, Trung điều khiển chiếc L39 một mình theo sau. Người thầy làm mục tiêu, khi có khẩu lệnh công kích Trung sẽ đến chiếm mục tiêu. Vừa cất cánh vào khu vực huấn luyện thì L39 bị hỏng động cơ. Phát hiện sự cố, anh Trung lập tức thông báo về trung tâm và “đang cố giữ thăng bằng, đang tìm cách để trở về”. Đánh giá máy bay ở độ cao thấp, lực đẩy sẽ bị giảm nên sẽ rơi rất nhanh, chỉ huy nhiều lần yêu cầu thượng sĩ Trung nhảy dù đảm bảo tính mạng nhưng học viên không nói gì. Chiếc L39 sau đó chao đảo tránh đường dây điện cao thế, lao xuống cà sát mặt Quốc lộ 1A, phóng qua đám ruộng thuộc xã Hòa Thành, Đông Hòa, Phú Yên. Thượng sĩ Trung hy sinh trong buồng lái. Vị trí máy bay rơi chỉ cách nơi người dân sinh sống tập trung khoảng một km và cách sân bay khoảng hai km. Thông thường, phi công nhảy dù tỷ lệ thoát thân cao, đồng nghĩa máy bay mất kiểm soát. Trường hợp rơi xuống khu dân cư sẽ không dự tính được hậu quả, tổn thất là rất lớn. Anh Trung đã cố tìm cách cứu máy bay nhưng bất thành nên cố gắng đưa ra khỏi khu vực vắng người. Đấy là nghĩa cử cao đẹp của phi công chiếm lĩnh bầu trời, anh đã quên đi chính bản thân  mình,  mặc dù đang phải đối mặt với cái chết nhưng anh vẫn cố lái chiếc máy bay tránh đường điện cao thế, tránh những nóc nhà dân ở 2 bên và phía trước…

Để ghi nhận công lao và sự dũng cảm hy sinh của anh, ngày 27-8 Chủ tịch nước đã quyết định truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng truy phong quân hàm sĩ quan cấp bậc thiếu úy cho học viên Phạm Đức Trung. Và Sáng ngày (28-8), tại Nhà tang lễ BV Đa khoa Phú Yên, Trường Sĩ quan không quân thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức tang lễ, truy điệu Thiếu úy phi công quân sự Phạm Đức Trung, anh đã hy sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu. Sự ra đi của anh là mất mát to lớn đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân chủng Phòng không Không quân và gia đình. Xin chia buồn cùng Không quân Nhân dân Việt Nam và cảm phục tinh thần “Vì nước quên thân, vì dân quên mình” của người anh hùng.

Tấm gương hy sinh dũng cảm của Thiếu úy Phạm Đức Trung là sự quên đi chính bản thân mình, không sợ hy sinh và dám hy sinh vì sự bình yên hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp chiến đấu xây dựng trưởng thành và phát triển của Quân đội ta, đất nước ta; là sự kế tục phát huy truyền thống bản chất tốt đẹp phẩm chất ‘‘Bộ đội Cụ Hồ’’ trong thời kỳ mới.

PTT (chiasekienthucnet)

 

Bình luận về bài viết này