Tội lỗi của những kẻ kích động đẩy em Nguyễn Mai Trung Tuấn phải vào tù

(chiasekienthucnet)-Một số người dân xã Thạnh An (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An), trong đó có em Nguyễn Mai Trung Tuấn do bị kích động dẫn đến phải đi tù oan uổng. 

>>Blog “Quê choa” chính thức từ giã làng blog phản động

Nhiều người trong một gia đình đã chống đoàn cưỡng chế làm một số cán bộ, chiến sĩ phải nhập viện cấp cứu (Ảnh minh họa: Infonet)

Tội ác của các thế lực vẫn tìm cách kích động gây lòng hận thù, chống đối chính quyền, chế độ thông qua những vụ việc nóng vẫn xảy ra và trường hợp xảy ra ở xã Thạnh An (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) là bài học đau lòng tiếp tục cần được cảnh báo.

Từ việc thực hiện dự án xây dựng bờ kè thuộc thị trấn Thạnh Hóa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương thực hiện, giao tỉnh Long An thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là một dự án thuộc Nhà nước thu hồi. Tuy nhiên, lợi dụng tâm lý của người dân về bồi thường, thiệt hại, tái định cư của Nhà nước do ban quản lý dự án mặt bằng thực hiện các thế lực thù địch đã kích động người dân chống đối không bàn giao mặt bằng.

Sáng 14.4, đoàn cưỡng chế của huyện Thạnh Hóa (Long An) cưỡng chế một số hộ dân không chấp hành quyết định giao đất để thi công công trình bờ kè tại khóm 3 khu vực chợ thị trấn Thạnh Hóa.

Một số hộ dân đã tụ tập phản đối, không đồng ý giao đất. Trong lúc hỗn loạn, nhiều người đã ném chai xăng, hắt a-xít vào đoàn cưỡng chế, dùng hung khí như dao, gậy gộc để chống cự. Có một số cán bộ chiến sĩ bị thương, trong đó có người bị đâm trúng vai, có người bị a-xít “ăn” cháy áo và gây bỏng, được đưa đi cấp cứu.

Trong số này, nặng nhất là trung tá Nguyễn Văn Thủy – Trưởng Công an xã Thạnh An (huyện Thạnh Hóa) bị hắt ca a-xít vào lưng. Hiện, trung tá Thủy phải đi cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Ngay trong ngày 14.4, công an đã tạm giữ những người có hành vi chống đối, gồm: ông Nguyễn Trung Can, Nguyễn Trung Tài, Nguyễn Trung Linh, Nguyễn Văn Tôi, bà Mai Thị Thu Hương, Nguyễn Mai Trung Tuấn, Phùng Văn Leo, Phùng Thị Ly và một số đối tượng khác để làm rõ. Đây là những người trong cùng một gia đình.

Theo thông tin từ ông Nguyễn Văn Tạo – Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa, sau khi lực lượng chức năng khống chế một số người quá khích, đến trưa cùng ngày, tình hình đã ổn định. Hiện vụ việc đang được công an tiếp tục làm rõ.

Sự việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành phức tạp khi các hộ dân không hiểu dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có em Nguyễn Mai Trung Tuấn mới 15 tuổi. Theo dự kiến, Tòa án sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 28/11.

Qua vụ án này cho thấy, một nhóm thế lực thù địch tham gia kích động một số gia đình không nhận tiền đền bù để thực hiện hành vi chống đối, … Do không biết dã tâm của chúng và sự nhận thức hạn chế các quy định về pháp luật nên đã vướng vào cái bẫy do chúng tạo ra. Cụ thể chúng đã đến gia đình em Tuấn để vận động (kích động) bằng những hình thức về mức đền bù, so sánh với những gia đình khác cũng như những chính sách của Nhà nước hiện có. Tuy nhiên, chúng lại không hướng dẫn gia đình tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để đảm bảo quyền lợi của mình mà hướng dẫn gia đình không bàn giao, chống đối. Thậm chí, mọi biểu ngữ, a xít, bom xăng,.. đều do chúng chuẩn bị, hướng dẫn gia đình, mà trực tiếp là em Nguyễn Mai Trung Tuấn tiến hành. Tất nhiên, những kẻ gieo gió ắt phải gặp bão, hành vi của chúng sớm muộn cũng sẽ bị pháp luật trừng trị.

Người dân hiện vẫn chưa hiểu, những dự án liên quan đến việc thu hồi đất gồm 2 loại, một loại do Nhà nước thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh, trật tự,… một loại do cấp tỉnh thu hồi nhằm thực hiện các dự án kinh doanh của một chủ đầu tư nhất định. Nếu dự án do Nhà nước thu hồi, mọi chính sách đền bù, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo chính sách của Nhà nước. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có đất bị thu hồi phải bàn giao mặt bằng nếu không sẽ bị cưỡng chế. Đối với đất do cấp tỉnh thu hồi nhằm thực hiện một dự án kinh doanh cụ thể thì phải có sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư với người có quyền sử dụng đất về việc đền bù.

Sự nhẫn tâm của các thế lực phản động ở chỗ chúng không buông tha một đối tượng nào, miễn là kích động được lòng thù hận của họ với chính quyền. Phải chăng chúng không còn lương tri, mất hết nhân tính. Thật đau lòng, những vụ án bị đưa ra xét xử lẽ ra không đáng có nhưng nó lại cứ xảy ra, mà trong đó có cả người già, trẻ em. Một phần đáng trách những người nhẹ dạ nghe theo lời dụ dỗ của chúng nhưng cũng thật đáng thương vì sự thiếu hiểu biết của họ. Về pháp luật, hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật không thể vì các lý do nào đó mà có thể xử nhẹ. Nhưng cũng phải lên án hành động bẩn thỉu của các thế lực trong vụ án này đã đẩy cả gia đình vào tù, trong đó có cả em Nguyễn Mai Trung Tuấn.

Hiện, Gia đình em Nguyễn Mai Trung Tuấn bị truy tố theo tội danh chống người thi hành công vụ theo điều 257-Bộ luật Hình sự. Riêng em Nguyễn Mai Trung Tuấn bị  truy tố theo khoản 2 điều 104 Bộ luật hình sự-Cố ý gây thương tích có mức án từ 2 năm đến 7 năm tù. Nhưng vì em mới 15 tuổi nên theo quy định tại khoản 4 Điều 71 và khoản 2 Điều 74 Bộ LHS chỉ bị phạt 1/2 mức án mà tòa án tuyên. Mức án cao nhất ở khoản 2 điều 104 là 7 năm thì em chỉ phải chịu mức án cao nhất là 3 năm 6 tháng tù.

Điều 257-Tội chống người thi hành công vụ:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Phạm tội nhiều lần;
  4. c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
  5. d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
  6. đ) Tái phạm nguy hiểm.”

“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Chúng ta, với những người có trách nhiệm phải tăng cường tuyên truyền, để mọi người dân hiểu được dã tâm của bọn phản động và các quy định của pháp luật để mọi quyền, lợi ích hợp pháp của họ được bảo đảm đúng luật và không ai bị vướng vào vòng lao lý.

VT (chiasekienthucnet)

Bình luận về bài viết này